Các sự kiện sau năm 1952 Phong_trào_ngôn_ngữ_Bengal

Shorbodolio Kendrio Rashtrobhasha Kormi Porishod được hỗ trợ của Liên minh Hồi giáo Awami, quyết định tưởng niệm ngày 21 tháng 2 là Shohid Dibosh (ngày Liệt sĩ). Trong ngày tưởng niệm đầu tiên, nhân dân khắp Đông Bengal đeo phù hiệu đen nhằm biểu thị tình đoàn kết với các nạn nhân. Hầu hết công sở, ngân hàng và thể chế giáo dục đóng cửa để bày tỏ tôn trọng. Các nhóm sinh viên lập giao kèo với học viện và sĩ quan cảnh sát để duy trì pháp luật và trật tự. Có trên 100.000 người tụ tập tại Armanitola tại Dhaka, tại đây các nhà lãnh đạo cộng đồng kêu gọi ngay lập tức phóng thích Maulana Bhashani và các tù nhân chính trị khác.[8] Tuy nhiên, các chính trị gia Đông Pakistan như Fazlur Rahman làm trầm trọng thêm căng thẳng khi tuyên bố rằng bất kỳ ai muốn ngôn ngữ Bengal trở thành một ngôn ngữ chính trị sẽ được nhìn nhận là một "kẻ thù của quốc gia". Các sinh viên và thường dân Bengal bất tuân các hạn chế về tổ chức tưởng niệm. Tuần hành nổ ra vào tối ngày 21 tháng 2 năm 1954, nhiều hội trường khác nhau của Đại học Dhaka giương lên cờ đen nhằm tưởng niệm.[43] Cảnh sát bắt giữ các sinh viên và những người kháng nghị khác, họ được phóng thích sau đó mặc dù từ chối trả tiền bảo lãnh.

Căng thẳng chính trị đạt đỉnh khi cuộc bầu cử hội đồng cấp tỉnh tại Đông Bengal được tổ chức vào năm 1954. Liên minh Hồi giáo cầm quyền lên án liên minh Mặt trận Liên hiệp đối lập do A. K. Fazlul Huq và Liên minh Awami lãnh đạo, phái này muốn quyền tự trị lớn hơn cho tỉnh. Một số thủ lĩnh của Mặt trận Liên hiệp và các nhà hoạt động bị bắt giữ.[44] Một cuộc họp của các thành viên Liên minh Hồi giáo trong Quốc hội, chủ tọa là Thủ tướng Muhammad Ali Bogra, quyết định công nhận địa vị chính thức cho ngôn ngữ Bengal. Quyết định này gây nên một làn sóng bất ổn lớn khi các dân tộc khác tìm cách giành được công nhận cho các ngôn ngữ khu vực khác. Những người đề xướng Urdu như Maulvi Abdul Haq chỉ trích bất kỳ đề xuất nào trao địa vị chính thức cho ngôn ngữ Bengal. Ông dẫn đầu một cuộc tập hợp của 100.000 người kháng nghị quyết định của Liên minh Hồi giáo.[45][46] Mặt trận Liên hiệp giành đa số cao trong hội đồng lập pháp cấp tỉnh, còn Liên minh Hồi giáo giành được số ghế ít nhất trong lịch sử.[25][46]

Chính phủ Mặt trận Liên hiệp ra lệnh thiết lập Viện hàn lâm Bangla nhằm xúc tiến, phát triển, và bảo tồn ngôn ngữ, văn học và di sản Bengal.[47] Tuy nhiên, Mặt trận Liên hiệp chỉ cầm quyền tạm thời do Toàn quyền Ghulam Muhammad đình chỉ chính phủ và bắt đầu thời gian cai trị trực tiếp của Toàn quyền vào ngày 30 tháng 4 năm 1954.[44] Mặt trận Liên hiệp lại thành lập chính phủ vào ngày 6 tháng 6 năm 1955 sau khi chế độ toàn quyền trực tiếp cai trị kết thúc. Liên minh Awami không tham dự trong chính phủ này.[48]

Sau khi Mặt trận Liên hiệp quay lại nắm quyền, lễ kỷ niệm sự kiện vào 21 tháng 2 năm 1956 được tổ chức lần đầu tiên trong không khí hòa bình. Chính phủ hỗ trợ một kế hoạch lớn nhằm xây dựng một Đài Shaheed mới. Phiên họp của hội đồng lập hiến được ngưng lại năm phút nhằm biểu thị chia buồn cho những sinh viên thiệt mạng do bị cảnh sát bắn. Các nhà lãnh đạo Bengal tổ chức các cuộc tụ tập lớn và toàn bộ các công sở và doanh nghiệp cũng đóng cửa.[48][49]

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, hội đồng lập hiến quyết định, với sự ủng hộ của Liên minh Hồi giáo, trao địa vị chính thức cho ngôn ngữ Bengal.[46] Ngôn ngữ Bengal được công nhận là ngôn ngữ chính thức thứ hai của Pakistan vào ngày 29 tháng 2 năm 1956, và điều 214(1) của hiến pháp Pakistan được soạn lại thành "quốc ngữ của Pakistan sẽ là Urdu và Bengal."

Tuy nhiên, chính phủ quân sự do Ayub Khan thành lập tiến hành các nỗ lực nhằm tái lập hiện trạng Urdu là quốc ngữ duy nhất. Ngày 6 tháng 1 năm 1959, chính thể quân sự ban một tuyên bố chính thức và phục hồi quan điểm chính thức ủng hộ chính sách của hiến pháp năm 1956 về hai quốc ngữ.[50]

Mặc dù vấn đề quốc ngữ được giải quyết vào năm 1956, song chính phủ quân sự của Ayub Khan xúc tiến lợi ích của Tây Pakistan gây tổn hại đến Đông Pakistan. Mặc dù chiếm đa số trong tổng nhân khẩu toàn quốc, song cư dân Đông Pakistan tiếp tục không được đại diện đầy đủ trong các công vụ và quân vụ, nhận được ít ngân sách quốc gia ít và các trợ giúp khác của chính phủ trung ương. Chủ yếu bắt nguồn từ mất kinh bằng kinh tế giữa các khu vực gia tăng, và sự ủng hộ đối với Liên minh Awami theo chủ nghĩa dân tộc Bengal,[22] tổ chức phát động phong trào 6 điểm nhằm tăng quyền tự chủ cho tỉnh, một yêu cầu đó là Đông Pakistan được gọi là Bangladesh (Lãnh thổ/Quốc gia của người Bengal), sau đó dẫn đến Chiến tranh giải phóng Bangladesh.[3][9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong_trào_ngôn_ngữ_Bengal http://banglapedia.search.com.bd/HT/B_0134.htm http://banglapedia.search.com.bd/HT/N_0081.htm http://www.pmo.gov.bd/21february/imld_back.htm http://www.discoverybangladesh.com/history.html http://books.google.com/?id=h8PNEOZRRt8C&printsec=... http://www.mukto-mona.com/new_site/mukto-mona/Arti... http://www.mukto-mona.com/new_site/mukto-mona/beng... http://www.telegraphindia.com/1080520/jsp/jharkhan... http://www.therepublicofrumi.com/chronicle/1954.ht... http://www.virtualbangladesh.com/history/ekushe.ht...